Không riêng gì xe máy hay xe ô tô mới cần bằng lái xe, những người vận hành máy xúc cũng yêu cầu cần phải có bằng lái do đơn vị có chức năng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người thắc mắc máy xúc cần bằng gì? Làm sao để có được bằng lái máy xúc? Vậy thì đừng bỏ lỡ những nội dung mà Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn chia sẻ dưới đây nhé!
Lái máy xúc có cần bằng không?
✅ Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, chúng tôi xin thông báo với bạn là theo quy định của nhà nước để một công nhân được vận hành lái máy xúc thì người đó phải trải qua một khóa đào tạo vận hành máy xúc tại các đơn vị có chức năng đào tạo dạy nghề. Sau khi kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ lái máy xúc hay còn gọi là bằng lái máy xúc. Bằng lái máy xúc này có giá trị sử dụng trên toàn quốc với thời hạn sử dụng vĩnh viễn.
✅ Vậy thì chắc chắn người vận hành máy xúc cần có chứng chỉ lái máy xúc hay còn gọi là bằng lái máy xúc khi làm việc. Nếu người vận hành máy xúc không có bằng lái máy xúc bị các cơ quan chức năng phát hiện thì đơn vị chủ quản của người đó sẽ bị phạt rất nặng, có thể bị đình chỉ thi công công trình. Và hiển nhiên người vận hành máy xúc sẽ bị mất việc.
Lái máy xúc cần bằng gì?
✅ Bằng lái máy xúc chỉ là cách gọi quen thuộc của mọi người. Bằng lái máy xúc theo quy định là chứng chỉ vận hành máy xúc.
✅ Tất cả những đơn vị được nhà nước cấp phép đào tạo, cấp chứng chỉ máy xúc đều phải sử dụng phôi, mẫu theo quy định chung .
✅ Có rất nhiều học viên nhầm tưởng bằng lái máy xúc giống như bằng lái ô tô, bằng lái xe máy. Vận hành máy xúc thuộc lĩnh vực đào tạo dạy nghề do Bộ Giáo Dục quản lý. Còn sử dụng ô tô hay xe máy do Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý. Bởi vậy bằng lái máy xúc khác hoàn toàn so với bằng lái ô tô và xe máy.
✅ Hiện nay có khá nhiều đơn vị được phép đào tạo cũng như cấp chứng chỉ lái máy xúc, bởi vậy học viên không cần phải quá lo lắng khi một loại chứng chỉ lại được quá nhiều các đơn vị cấp.
Kết luận:
- Để trả lời cho câu hỏi: Lái máy xúc cần bằng gì?
- Trả lời: Vận hành máy xúc bắt buộc phải có Chứng chỉ lái máy xúc do những đơn vị được cấp phép đào tạo, dạy lái máy xúc.
- Dưới đây là mẫu chứng chỉ lái máy xúc hay còn gọi là bằng lái máy xúc
Làm thế nào để có bằng lái máy xúc ?
✅ Để có được một tấm bằng lái máy xúc rất đơn giản bạn chỉ cần đăng kí với Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn để có thể thi luôn cho những người đã có kĩ năng lái máy, hay học lại từ đầu cho những người chưa biết vận hành máy xúc là gì.
✅ Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề lái máy xúc. Với đối tượng dạy nghề của nhà trường mở rộng cho hầu hết các đối tượng từ 16 tuổi trở lên, cùng với mức học phí thấp nhất thị trường hiện nay, và đào tạo trong thời gian linh hoạt cho bạn thuận lợi để học nhất.
✅ Đến với trung tâm bạn chỉ cần học 10% lý thuyết còn lại là 90% thực hành để bạn có thể thành thạo tốt nhất cho việc xử lý máy móc trên công trường cũng như thi lấy bằng một cách tốt nhất.
Tham gia khóa học lái máy xúc bạn sẽ nhận được:
- Kỹ năng vận hành máy xúc một cách thuần thục.
- Được cấp chứng chỉ lái máy xúc sau khi kết thúc khóa học
- Với kỹ năng vận hành máy xúc thuần thục và có chứng chỉ lái máy xúc của nhà trường cấp sau khóa học, học viên có thể xin việc ở bất kỳ đâu với một công việc ổn định, lương cao.
- Nhà trường hỗ trợ xin việc làm cho học viên sau khi kết thúc khóa học.
Còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí ngay để có được những cơ hội hiếm có cho bản thân khi học lái máy xúc tại Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn.
15 nguyên tắc để lái máy xúc đào an toàn:
1. Người vận hành máy xúc đào phải có đủ các điều kiện sau:
– Trên 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe
– Được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc đào.
– Được huấn luyện bảo hộ lao động an toàn và được cấp thẻ bảo hộ lao động an toàn.
2. Trước khi thực hiện công việc tại một nơi mới, người vận hành máy xúc đào cần phải nắm rõ thông tin:
– Các yêu cầu bảo hộ lao động an toàn đặc biệt tại nơi thực hiện công việc.
– Các PTBVCN phải sử dụng khi thực hiện công việc.
– Tình trạng nền đất
– Vị trí dốc/ hào hố
– Các đường ống, đường dây điện, cáp ngầm bên dưới…
3. Phải kiểm tra tình trạng của máy xúc đào trước khi đưa xe vào vận hành (động cơ, đèn, còi, hệ thống thủy lực, bánh xích, các kết cấu cơ khí, cơ cấu điều khiển…). Người vận hành máy xúc đào chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của thiết bị và sự bảo hộ lao động an toàn của những người làm việc trong vùng lân. Phải ngừng hoạt động khi quan sát điều kiện không được bảo hộ lao động an toàn.
4. Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Barricade xung quanh nếu cần thiết.
5. Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay. Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
6. Đeo dây bảo hộ lao động an toàn khi vận hành máy xúc đào.
7. Giữ khoảng cách an toàn hành lang điện. Máy xúc đào làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó.
8. Khi đi lên dốc và xuống dốc, nguy cơ xảy ra lật máy xúc đào là rất lớn vì vậy cần tính toán và sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Dưới đây là một vài giải pháp có thể áp dụng khi di chuyển lên và xuống dốc:
– Khi lên dốc nên hướng gầu lên phía trên đỉnh dốc. Kết hợp lực kéo của gầu ngoạm với lực di chuyển của bánh xích đưa máy xúc đào đi lên. Trong trường hợp nền đất quá yếu hoặc độ dốc quá lớn có thể dùng biện pháp đi lùi, dùng gầu ngạm làm búa đẩy để đưa máy xúc đào đi lên.
– Khi máy xúc đào lên đến đỉnh dốc, tiếp tục sử dụng gầu ngạm xuống nền và dùng lực ngạm kéo máy xúc đào vượt qua đỉnh dốc.
– Khi di chuyển xuống dốc người vận hành máy xúc đào phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn lực đở của gầu ngạm và truyền động của bánh xích để đảm bảo máy xúc đào cân bằng và di chuyển với vận tốc thích hợp.
9. Trong trường hợp phải sử dụng máy xúc đào để nâng vật liệu cần căn cứ vào bảng tải trọng nâng cho phép của máy xúc đào xác định khoảng cách nâng và tải trọng nâng phù hợp 10. Tải nâng phải được buộc chắn chắn và cân bằng khi nâng.
11. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm : – Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái. – Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu. – Thắng đột ngột.
12. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc. Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng).
13. Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động an toàn đối với hoạt động bảo dưỡng máy xúc đào
14. Khi dừng máy xúc đào phải hạ cần xuống đất
15. Khi di chuyển máy xúc đào lên phương tiện vận chuyển phải chèn bánh phương tiện vận chuyển và sử dụng gầu để hỗ trợ. Khi vận chuyển máy xúc đào bằng xe kéo, không để người ngồi trên máy xúc đào.