Đề Thi Lý Thuyết Học Lái Xe Nâng Hàng

Đề thi lái xe nâng như thế nào là một chủ đề mà bất cứ ai đang học lái xe nâng chắc hẳn đều quan tâm. Trong quá trình học lái xe nâng, các bạn sẽ được đào tạo cả về lý thuyết (chiếm khoảng 30%) và thực hành (chiếm khoảng 70%). Do đó, các bạn cũng có hai phần thi là phần thi lý thuyết và phần thi thực hành. Một số bạn học lái xe nâng chỉ chú ý đến phần thực hành, không chú trọng phần lý thuyết. Thực ra lý thuyết hay thực hành đều quan trọng như nhau và hai phần này có bổ trợ cho nhau. Cho nên chúng ta đừng bỏ quên phần nào hết nhé.

Trước khi vào phần đề thi lái xe nâng, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung chương trình học lái xe nâng:

=> Lý thuyết (20%):

  • Sơ lược về nguyên lý động cơ xe nâng.
  • Tìm hiểu về các bộ phận của xe nâng.
  • Tìm hiểu các nguyên tắc đảm bảo an toàn lúc lái xe.
  • Kiểm tra lý thuyết đã học.

=> Thực hành (80%):

  • Kỹ thuật lái xe căn bản.
  • Kỹ thuật dùng càng nâng.
  • Kỹ thuật nâng hàng lên cao. Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng xe.
  • Kiểm tra thực hành.

Hồ sơ đăng ký học gồm những gì?

  • 4 hình cỡ 3×4.
  • Bản sao chứng minh nhân dân (CMND) không cần công chứng.
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Sơ yếu lý lịch. Lưu ý: sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương đang cư trú hoặc doanh nghiệp đang làm việc.

Đề thi lái xe nâng – Một số câu lý thuyết trong đề:

Những câu hỏi dưới đây gắn liền với thực tế nên cũng không phải khó lắm, Học viên chỉ cần tập trung làm hết được các mẫu đề này là có thể tự tin thi trọn điểm lý thuyết rồi.

1. Xe nâng hàng nói chung không có các cơ cấu nào sau đây?

A. Cơ cấu nâng hạ khung động, cơ cấu nghiêng khung              
B. Cơ cấu lái, cơ cấu dịch chuyển ngang càng
C. Cơ cấu quay càng nâng, cơ cấu đưa càng nâng sang bên
D. Cơ cấu quay của khung nâng so với trục dọc máy
E. Đáp án A, B, C và D đúng
F. Đáp án A, B và D đúng

Đáp án: D – Xe nâng không thể xoay khung nâng vì chỉ cần xoay càng nâng là đủ.

2. Nguồn năng lượng động lực cung cấp cho xe nâng nói chung hoạt động là gì?

A. Động cơ diesel     B. Động cơ xăng    C. Động cơ điện D. Gas LPG  
E. Đáp án A và C đúng F. Đáp án A, B, C và D đúng

Đáp Án: F – Xe nâng hàng bao gồm các loại: Xe nâng dầu (DIESEL), Xe nâng điện, Xe nâng Gas, Xe nâng xăng, Ngoài ra còn có loại xe nâng tay, và xe nâng bán tự động (Tay-điện) – Xem phân loại xe nâng hàng để biết rõ các chi tiết hơn.

3. Các dải dây xích và puly dẫn hướng xích trên khung nâng không có tác dụng gì?

A. Nâng hạ càng nâng khi nâng khung động  
B. Cân bằng hàng trên bàn nâng
C. Giữ chặt khung tĩnh
D. Kéo hàng phụ khi nâng
E. Đáp án A, B đúng
F. Đáp án D, C đúng

Đáp án: F – Dải xích và puly dẫn hướng xích trên khung nâng không kéo hàng phụ được và nó chỉ lắp thông qua khung nâng nên không giữ chặt được khung tĩnh.

4. Tại sao bánh sau của xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong thường nhỏ hơn bánh trước của nó?

A. Giúp xe di chuyển nhanh hơn   B. Bánh sau nhỏ dễ lái khi di chuyển
C. Bánh trước lớn để chịu tải trọng nâng lớn của hàng
D. Đáp án B, C đúng E. Đáp án A, B, C đúng

Đáp án: D – do nâng hàng luôn ở phía trước nên bánh trước sẽ là bánh chịu lực, bánh sau nhỏ giúp bẻ lái nhẹ hơn.

5. Tại sao bánh lái là bánh phía sau của xe nâng?

A. Thao tác linh hoạt khi di chuyển lùi      B. Bán kính quay vòng xe nhỏ
C. Dễ bẻ lái khi có tải D. Tiến xuống dốc không bị lật
E. Đáp án A, C đúng F. Đáp án B, C đúng

Đáp án: E – Vì khi nâng hàng nặng thường phải sử dụng lực để lái bánh xe, và giúp xe cân bằng khi lái, nên thiết kế bánh lái phía sau là hợp lý

6. Xem hình dưới và kể tên đúng các bộ phận cơ bản của xe nâng?

Sơ đồ cấu tạo chung của xe nâng hàng (Đề thi lái xe nâng)

A. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-Hộp số; 6-cầu trước lái; 7-chạc càng nâng

B. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp số; 6-cầu trước dẫn động; 7- chạc càng nâng

C. 1-bàn nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-Hộp số; 6-cầu trước lái; 7-khung nâng

D. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp giảm tốc; 6-cầu trước dẫn động; 7-càng nâng

Đáp án: B

7. Xem hình dưới và kể tên đúng các bộ phận của khung nâng?

Cấu tạo bộ công tác của xe nâng

A. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

B. 1-khung gầm xe; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

C. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung tĩnh; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

Đáp án: A

8.  Hãy cho biết chức năng của các cần gạt điều khiển các xilanh thủy lực trên cabin xe nâng hàng ở câu 9:

Cấu tạo phòng điều khiển của xe nâng

A. 10-cần điều khiển nghiêng khung, 9-cần điều khiển nâng khung động, 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác.

B. 10-cần điều khiển nâng khung động, 9-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác, 8-cần điều khiển nghiêng khung.

C. 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác, 9-cần điều khiển nghiêng khung, 10-cần điều khiển nâng khung động.

D. 8-cần điều khiển bánh lái phía sau, 9-cần điều khiển đưa bàn nâng sang bên, 10-cần điều khiển nâng khung động.

Đáp án: A

9. Hãy cho biết chức năng của các bàn đạp điều khiển trên cabin xe nâng hàng sau:

A. 6-bàn đạp gia tốc (ga), 5-bàn đạp ly hợp (côn), 7-bàn đạp thắng.

B. 5-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.

C. 6-bàn đạp Monotrol, 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.

D. 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp thắng.

Đáp Án: A

10. Hãy cho biết khi xe nâng mang hàng di chuyển thì càng nâng ở cao độ cách mặt nền tối đa bao nhiên:

A. 20 cm       B. 30 cm C. 50 cm        D. 60 cm E. 70 cm               

Đáp án: A

11. Hãy kể tên đầy đủ các xilanh thủy lực công tác trên xe nâng hàng mà bạn đã biết và chức năng làm việc của nó?

Gợi ý: Xy lanh nâng càng, xi lanh ngiêng càng nâng (nghiêng về phía trước – nghiêng về phía sau), Xi lang đưa càng sang ngang (điều chỉnh khoảng cách giữa 2 càng nâng), Xi lanh nghiêng khung nâng, xy lanh thủy lực đưa khung nâng ra vào (chỉ có đối với xe nâng điện đứng lái)

12. Khi cấp dầu thủy lực có áp suất cao vào xilanh thủy lực để nâng hàng lên cao nhưng hàng không nâng lên được có thể có các nguyên nhân nào?

Gợi ý đáp án:
– Quá tải
– Xì phốt

Và một số câu hỏi khác, tổng cộng các bạn sẽ phải trả lời khoảng 25 câu hỏi lý thuyết. Liên hệ chúng tôi đăng ký học để được tư vấn học và thi kỹ hơn nhé!!!

Trên đây là một vài chia sẻ về đề thi lái xe nâng, mọi thắc mắc về quá trình học và thi, xin liên hệ thông tin dưới đây, cảm ơn!!!

3.5/5 - (2 bình chọn)