CHƯƠNG TRÌNH HỌC LÝ THUYẾT LÁI XE NÂNG HÀNG

Nhu cầu học lái xe nâng hàng ngày càng tăng cao. Những bạn học viên chưa biết vận hành xe nâng sẽ phải trải qua 2 phần học lý thuyết (20%) và phần thực hành chiếm 80% thời lượng chương trình học. Là đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ xe nâng uy tín hàng đầu. Chúng tôi không chỉ chú trọng đào tạo kỹ năng mà còn quan tâm việc đào tạo kiến thức lý thuyết, an toàn lái xe nâng hàng để đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người vận hành xe nâng tài ba. Dưới đây là chương trình học lý thuyết.

>>> Tham khảo bài viết chi tiết về Chứng chỉ lái xe nâng tại đây.

Học phần lý thuyết lái xe nâng hàng

Chương 01: Giới thiệu chung về nâng hàng

  • Giới thiệu chung
  • Phân loại xe nâng hàng

Chương 02: Xe nâng hàng động cơ đốt trong (động cơ diesel, xăng)

2.1 Cấu tạo của xe nâng

2.2 Nguyên tắc làm việc của xe nâng khi xếp dỡ

2.3 Đặc điểm của xe nâng hàng dùng động cơ đốt trong

Chương 03: Xe nâng hàng điện (xe nâng điện)

3.1 Cấu tạo của xe nâng chạc dùng điện

3.2 Đặc điểm của xe nâng dùng điện

Chương 04: Hệ thống thủy lực trong xe nâng hàng

4.1 Các phần tử thủy lực (cấu tạo và hoạt động của bơm, van, xilanh,..)

4.2 Sơ đồ hệ thống thủy lực, nguyên lí hoạt động

4.3 An toàn thủy lực thiết bị nâng theo TCVN

Chương 05: Quy trình vận hành xe nâng hàng

5.1 Lấy tait và vận hành an toàn

5.2 An toàn khi lái xe nâng

Chương 06: Kiểm tra và Bảo dưỡng xe nâng hàng

6.1 Kiểm tra xe nâng trước và sau khi làm việc

6.2 An toàn khi lái xe nâng

Chương 07: An toàn khi sử dụng và vận hành xe nâng

Phân tích 50 quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Khi sử dụng vận hành xe nâng cần tuân thủ những quy tắc an toàn sau đây:

  1. Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật của xe nâng (thông qua hồ sơ kỹ thuật của xe nâng)
  2. Chỉ có người được đào tạo và có trách nhiệm mới được vận hành xe nâng
  3. An toàn là việc bắt buộc phải học tập và thực hiện
  4. Phải kiểm tra định kỳ xe nâng theo chế độ bảo dưỡng đã định
  5. Không bỏ qua bất cứ sai sót nào trên xe nâng
  6. Không dùng lửa để kiểm tra xe, không hút thuốc khi kiểm tra xe
  7. Làm nóng và nguội máy
  8. Lên xuống xe đúng quy tắc
  9. Phải ngồi đúng tư thế khi điều khiển xe nâng
  10. Đảm bảo mọi yếu tố an toàn trước khi khởi động xe
  11. Đậu xe đúng quy cách
  12. Không chạy quá tốc độ cho phép
  13. Chấp hành luật giao thông
  14. Không cho người khác leo lên phương tiện
  15. Kiểm tra độ tin cậy của tấm ván khi xe nâng đi qua
  16. Khi buồn ngủ thì không lái xe nâng
  17. Hướng mắt nhìn trực tiếp hướng di chuyển
  18. Giữ tư thế ngồi đúng
  19. Xử lý thận trọng khi nâng tải cồng kềnh
  20. Căn đường chính xác khi đường chật và khúc cua vòng
  21. Đi từ từ qua góc rẽ
  22. Trông nom tài sản trên xe
  23. Tránh xa vật dễ cháy
  24. Ban đêm đi từ từ
  25. Kiểm tra khu vực làm việc trước khi làm việc
  26. Chở tải thấp
  27. Nghiêng khung về phía sau khi di chuyển có tải
  28. Tránh phanh đột ngột
  29. Dừng lại, kiểm tra xong mới lùi
  30. Lưu ý khi lên dốc
  31. Lưu ý khi xuống dốc
  32. Nắm rõ biểu đồ sức nâng của xe
  33. Tìm hiểu đặc tính hàng hóa trước khi nâng
  34. Đeo kính bảo hiểm khi cần thiết
  35. Sử dụng thiết bị mang hàng thay thế phù hợp
  36. Không nâng tải bằng một càng nâng
  37. Sử dụng Pallet thích hợp
  38. Không bao giờ nâng tải qua đầu người khác
  39. Nhẹ nhàng nạp tải
  40. Điều khiển xe vuông góc với khối hàng khi tiến vào đống hàng
  41. Không được nghiêng khung khi có tải ở trên cao
  42. Không xếp tải quá cao trên càng nâng
  43. Tránh làm việc trên dốc
  44. Lưu ý những vấn đề an toàn khi kéo xe
  45. Giữ động cơ nổ khi di chuyển
  46. Trang bị đồ dùng BHLĐ: Quần áo, mũ, giày dép, v.v…
  47. Giữ gìn DECALS của xe
  48. Bổ sung những điều cần thiết vào Nhật ký và hồ sơ sử dụng máy
  49. Lập kế hoạch làm việc
  50. Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng xe nâng theo quy trình trong cataloge đã định