Vận hành nồi hơi là công việc thao tác, điều khiển phức tạp theo đúng quy trình. Quy trình vận hành nồi hơi ghi rõ các thông số của hơi, nước, khói và không khí theo công suất định mức, công suất tối đa, tối thiểu, trung gian và độ lệch cho phép của các thông số đó. Nhiệm vụ của công việc vận hành lò hơi hay quy trình vận hành nồi hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy, an toàn của nồi hơi trong thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao nhất và thỏa mãn nhu cầu hộ tiêu thụ về lưu lượng, thông số hơi, lưu lượng, thông số nước nóng…
Khái niệm về nồi hơi
Nồi hơi (lò hơi) là thiết bị áp lực, hệ thống thiết bị công nghiệp được chế tạo nhằm chuyển hóa nước thành hơi nước.
Nồi hơi thường có cấu tạo hình trụ, là bồn kim loại kín hình trụ có khả năng chứa nước, hơi nước.
Sử dụng các nguyên liệu: Than đá, dầu, trấu, cùi, mùn cưa,… các loại nguyên liệu phổ biến khác để đốt.
Nồi hơi được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệ nhẹ, nhà máy, xí nghiệp,..
Nguyên lý hoạt động của lò hơi
Sử dụng năng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình cháy nguyên liệu để làm nóng nước trong bình chứa bằng nguồn nhiệt được tạo ra từ quá trình đốt cháy nguyên liệu.
Hơi nước được tạo ra trong lò hơi có áp suất khác nhau, tùy theo thông số kỹ thuật thiết kế của lò hơi và mục đích sử dụng của nó. Hơi nước sinh ra từ lò hơi được ứng dụng trong công nghiệp như một chất tải nhiệt,…
An toàn khi vận hành nồi hơi
- Đối với người vận hành nồi hơi phải có giấy chứng nhận vận hành hoặc tương đương theo đúng quy định an toàn lao động
- Kiểm tra sơ bộ các thiết bị điện tử, nguồn cung, bình chứa, các đường ống dẫn hơi…
- Kiểm tra môi trường xung quanh nồi hơi để hạn chế hết sức trường hợp cháy nổ xảy ra.
- Người vận hành nồi hơi chịu trách nhiệm về an toàn, phải tuân thủ đầy đủ mọi quy định an toàn thiết bị áp lực.
- Tuyệt đối không cho phép sửa chữa nồi hơi (lò hơi) và các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi trong khi lò đang có áp suất hoặc đang hoạt động.
- Cầm chèn hãm, treo vật năng hay dùng biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn.
- Không cho lò hơi (nồi hơi) hoạt động vượt qua thông số do thanh tra kỹ thuật an toàn theo quy định.
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi vận hành nồi hơi
Lợi ích khi được đào tạo tại trung tâm
1.Chất lượng đào tạo:
- Đội ngũ giảng viên tận tâm, yêu nghề, vui vẻ sẽ trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm cho học viên khi tham gia khóa đào tạo.
- Đảm bảo an toàn của chính bản thân trong quá trình vận hành cũng như trong lao động sản xuất.
- Đảm bảo đầu ra cho học viên học tại trường 100% có chứng chỉ hành nghề.
- Chi phí rẻ, phù hợp đối với mọi đối tượng tham gia học.
- Thời gian học ngắn hạn, lưu động (thường tổ chức đào tạo vào t7, chủ nhật hàng tuần), hỗ trợ cấp chứng chỉ cho học viên đã qua đào tạo, có kinh nghiệm.
2. Địa điểm học nghề vận hành nồi hơi lưu động
- Đào tạo theo khu vực( tuyển sinh đủ số lượng sẽ mở lớp tại khu vực đó, tiện cho việc di chuyển của học viên);
- Đào tạo trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp…theo hợp đồng đào tạo.
- Hiện nay Trường đã có các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu của mọi học viên: có cơ sở tại Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dường, Bình Phước,An Giang, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bình Định,..
Nội dung đào tạo khóa học nghề vận hành nồi hơi
- Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành.
- Tổng quan về nồi hơi công nghiệp.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi hơi công nghiệp.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị phụ.
- Quy trình vận hành nồi hơi công nghiệp.
- Tổ chức bảo trì và sửa chữa nồi hơi.
- Kiến thức về an toàn lao động khi vận hành thiết bị áp lực(nồi hơi).
- Kiểm tra vận hành nồi hơi.
Mục tiêu sau đào tạo khóa học nghề vận hành nồi hơi
- Có kiến thức cơ bản về các thiết bị nồi hơi, thiết bị chịu áp lực.
- Hiểu rõ cấu tạo, tính năng các thiết bị nồi hơi, thiết bị chịu áp lực
- Có kiến thức tổ chức, quản lý, vận hành, bảo trì thiết bị nồi hơi, thiết bị áp lực
- Hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản vận hành các thiết bị nồi hơi, thiết bị áp lực.
- Sử dụng các thiết bị áp lực đạt hiệu quả, năng suất kỹ thuật thiết bị
- Làm được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị
- Vận hành an toàn đúng kỹ thuật.
- Kiến thức an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công việc.
- Nhận chứng chỉ nghề vận hành thiết bị áp lực(nồi hơi) có giá trị trên toàn quốc.
Quy định về chứng chỉ đào tạo nghề vận hành nồi hơi (lò hơi)
Chứng chỉ Sơ Cấp Nghề Vận Hành Nồi Hơi được áp dụng theo quy định về đào tạo nghề vận hành thiết bị áp lực, chứng chỉ nghề vận hành thiết bị áp lực áp dụng theo Thông Tư 42/2015 TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 về quy trình đào tạo sơ cấp nghề. Thông Tư 43/2015 TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 về quy trình đào tạo thường xuyên. Thông Tư 34/2018 TT-BLĐTBXH bổ sung điều chỉnh phôi chứng chỉ sơ cấp- bản sao chứng chỉ sơ cấp- chứng chỉ đào tạo.
Điều kiện tuyển sinh và học nghề
Đối tượng học nghề
✅ Đủ tuổi lao động (từ 16 tuổi trở lên).✅ Là công dân Việt Nam✅ Đảm bảo đầy đủ sức khỏe học nghề theo quy định pháp luật.
Hồ sơ đăng kí học nghề
✅02 ảnh 3×4.✅01 CMND photo không cần công chứng.✅ Phiếu đăng ký học nghề theo mẫu✅Sơ yếu lý lịch.