ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ VẬN HÀNH CẦU TRỤC
Trường Đào tạo và bồi dưỡng về quản lý thông báo mở khóa học và cấp chứng chỉ vận hành cầu trục, hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp với chi phí tốt nhất.
Giới thiệu chung về vận hành cầu trục
Cầu trục được sử dụng chủ yếu trong các phân xưởng để nâng hạ và lưu chuyển hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục là 1 kết cấu dầm hộp hoặc dàn trên đó có đặt palang( xe con ) có cơ cấu nâng. Dầm có thể chạy được trên đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng, còn pa lang có thể chạy theo dầm cầu. Vì vậy mà cầu trục có thể nâng hạ và vận chuyển theo yêu cầu tại bất kì địa điểm nào trong không gian nhà xưởng. Cầu trục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế với các thiết bị nâng rất đa dạng như móc treo, thiết bị cắp, nam châm điện, gầu ngoạm…đặc biệt cầu trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy và luyện kim với các thiết bị nâng chuyên dùng.
Cầu trục rất phổ biến, cách sử dụng đơn giản, tuy nhiên để vận hành cầu trục đúng và an toàn thì các bạn nên tham gia lớp học vận hành cầu trục để đào tạo, có giấy chứng nhận lái cầu trục và được chỉ dẫn an toàn.
Đối tượng tham gia đào tạo chứng chỉ vận hành cầu trục
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện sức khỏe đáp ứng được yêu cầu của khóa học.
- Người làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng… yêu cầu công việc biết vận hành cầu trục.
- Các công ty đào tạo nghề vận hành cầu trục cho công nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc bổ sung hồ sơ năng lực đơn vị.
Tham gia lớp chứng chỉ vận hành cầu trục, bạn nhận được:
👉 Kiến thức:
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật đơn giản, nêu được các tính chất cơ bản của một số vật liệu thường dùng trong ngành máy và tác dụng của các loại vật liệu đó.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận, hệ thống phần động cơ và phần gầm, thiết bị lắp trên cầu trục.
- Nêu được phương pháp sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản, khắc phục hư hỏng thông thường của cầu trục.
- Trình bày được công nghệ thi công cẩu lắp và biết áp dụng các biện pháp thi công vào thực tế sản xuất đạt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật an toàn.
👉 Kỹ năng:
- Thực hiện đúng quy trình công nghệ của từng bài thực hành.
- Nâng hạ, lắp đặt hàng chính xác, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Chăm sóc bảo dưỡng kiểm tra máy đúng theo định kỳ. Phán đoán kịp thời và khắc phục được những hư hỏng thông thường của cầu trục khi làm việc.
- Thao tác, sử dụng máy đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Hồ sơ và hình thức đăng kí lớp học
♦️ Hồ sơ gồm:
- 2 ảnh 3 x 4 hoặc 4 x 6 ( chụp 6 tháng gần nhất)
- CMND hoặc Thẻ CCCD ( photo không cần công chứng)
- Phiếu đăng kí học nghề theo mẫu của Nhà Trường.
Những lợi ích, ưu đãi dành cho học viên:
- Giảm 10% khi đăng ký 02 người trở lên;
- Giảm giá các khóa học liên quan: Xe nâng, máy đào, máy ủi, xe lu, cần trục, cẩu tháp, vận thăng…;
- Được cung cấp các tài liệu về an toàn vận hành cầu trục do chúng tôi cập nhật thường xuyên;
♦️ Hiện nay, vì lý do không có thời gian theo học nên còn rất nhiều các công nhân khi vận hành cầu trục vẫn chưa có văn bằng, chứng chỉ vận hành cầu trục. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé, bạn sẽ vừa lấy được chứng chỉ sơ cấp vận hành cầu trục đúng quy định vừa tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nữa.
Cấu tạo và phân loại cầu trục
Cấu tạo cầu trục bao gồm 1 hoặc nhiều Pa lăng, gắn trên một khung xe con di chuyển trái phải, dọc theo dầm chính cầu trục dạng đơn hoặc đôi. Dầm chính cầu trục được liên kết với dầm biên (cơ cấu di chuyển cầu trục) ở cả hai đầu dầm chính dạng gối đỡ bằng bu lông. Dầm biên đóng vai trò giúp cả bộ cầu trục di chuyển trên đường ray bố trí dọc chiều dài nhà xưởng. Chi tiết như sau:
- Palang (Hoist): là thiết bị chính, đóng vai trò nâng, hạ vật liệu và cơ cấu di chuyển dọc theo dầm chính (trái – phải). Thiết bị palang đồng bộ thường được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất thiết bị uy tín, xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Palang cầu trục có 2 loại phổ biến là palang xích và palang cáp điện. Palang xích phù hợp với các loại cầu trục có sức nâng nhỏ từ 500kg đến 5 tấn. Palang cáp điện có sức nâng từ 1 tấn trở lên với các loại tiêu chuẩn 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 40 tấn, 50 tấn. Cả palang xích và palang cáp điện đều có đầy đủ cơ cấu tủ điện điều khiển, cơ cấu tang cuốn, động cơ, tay bấm điều khiển đi kèm.
Dầm chính cầu trục (main girder): cấu tạo dạng chữ I. H hoặc dạng hộp, kiểu 1 dầm hoặc 2 dầm tùy vào loại cầu trục. Dầm chính cấu trục được thiết kế, chế tạo phù hợp với kích thước nhà xưởng thực tế của khách hàng. Khi thiết kế dầm chính, cần tuân thủ nghiệm ngặt tiêu chuẩn chế tạo, an toàn thiết bị nâng TCVN 4244-2005 và đảm bảo độ võng dầm chính không vượt quá dung sai cho phép.
- Dầm biên hay dầm đầu (End Carriage): Cấu tạo dạng hộp, được gia công chính xác, gắn liền với bánh xe cầu trục và cơ cấu động cơ di chuyển cầu trục.
- Thiết bị điện cầu trục: Bao gồm hệ thống cấp điện cho palang, hệ thống cấp điện cho cầu trục và bộ phận tủ điện điều khiển cầu trục. Thông thường các thiết bị điện cho cầu trục được nhập khẩu 100% từ Đài Loan, Hàn Quốc và được tích hợp lên cầu trục sau khi tất cả các thiết bị cơ khí, kết cấu đã được tổ hợp hoàn chỉnh. Trên thị trường hiện nay có một số thương hiệu thiết bị điện thông dụng như cáp điện Shentai, hệ máng C của Hardword và các linh kiện tủ điện của LS – Hàn Quốc, biến tần LS, Schnieder v.v
Phân loại cầu trục theo cấu tạo:
- Cầu trục dầm đơn: cấu tạo kiểu 1 dầm chính kết nối với dầm biên ở hai đầu. Cầu trục dầm đơn được trang bị một pa lăng hoặc 1 cơ cấu nâng di chuyển phía dưới dầm chính. Đôi khi người ta còn gọi cầu trục dầm đơn là cầu trục chạy dưới là vì vậy.
- Cầu trục dầm đôi: cấu tạo kiểu 2 dầm chính kết nối bên trên 2 bộ dầm biên ở hai đầu. Cầu trục dầm đôi thường được trang bị một pa lăng dầm đôi di chuyển phía trên dầm chính. Pa lăng dầm đôi có bộ khung pa lăng với bốn bánh xe độc lập.
- Cầu trục quay: là loại cầu trục mà thanh cần quay xung quanh một cột cố định hoặc quay quanh trụ đứng gắn lên tường.
- Cầu trục dựa tường: là loại cầu trục mà một bên dầm chạy được gắn lên tường nhà xưởng. Cầu trục dựa tường có khả năng di chuyển giống như cầu trục dầm đơn, dầm đôi.
- Cầu trục monorail: là cầu trục cố định hai đầu dầm. Pa lăng chỉ di chuyển trái, phải theo chiều dài dầm chính.
- Cầu trục treo: là loại cầu trục mà cơ cấu di chuyển cầu trục (dầm biên) được treo bên dưới dầm đỡ ray. Cầu trục treo thường dễ bị nhầm với cầu trục dầm đơn do cấu tạo của chúng gần như là giống nhau.
- Cầu trục dầm hộp: cấu tạo dầm chính dạng hộp được ghép lại từ thép tấm. Dầm chính dạng hộp giúp tăng cường khả năng chịu tải của cầu trục cũng như mở rộng tim ray pa lăng (xe con).
- Cầu trục dạng giàn không gian: có cấu tạo dầm chỉnh kiểu giàn, được chế tạo từ các loại thép hình, bố trí ngang, dọc theo dầm chính giúp nâng cao tải trọng cũng như khẩu độ của cầu trục.
- Cầu trục dầm I: có dầm cầu trục cấu tạo bằng loại thép I đúc tiêu chuẩn và đôi khi là thép H tổ hợp.
- Cầu trục tháp: thường gọi là cần trục tháp – sử dụng để nâng hạ, di chuyển vật nặng tại các công trường xây dựng. Đôi khi còn hoạt động tại các cảng biển, gha tàu. Khi đó ta có thể gọi là cầu trục chân đế hoặc cầu trục cột.
- Cầu trục Stacker: là loại cầu trục mà thiết bị dùng để nâng hạ không phải là pa lăng. Cầu trục được trang bị một cơ cấu nâng hạ đặc biệt, chuyên dụng.
Ứng dụng của cầu trục
- Lắp ráp, ghá ghép sản phẩm: Dùng để di chuyển các bộ phận, bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
- Vận chuyển: Nâng hạ thành phẩm từ dây chuyền sản xuất lên phương tiện vận tải.
- Nâng giữ chi tiết: dùng để nâng giữ chi tiết đang sản xuất.
- Kho bãi: Vận chuyển hàng hóa nặng nhập và xuất kho.
Địa chỉ các cơ sở đào tạo:
– TPHCM: 55/23 đường TL19, Phường Thạnh Lộc, Quận 12
– Hà Nội: Khu công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
– An Giang: Số 55 Nguyễn Công Hoan – Phường Mỹ Thới – TP. Long Xuyên
– Quảng Ngãi: Thôn 3 – Xã Nghĩa Dõng – TP. Quảng Ngãi – Tỉnh Quảng Ngãi
– Bình Định: 555 Quốc lộ 1A – Phường Bùi Thị Xuân – TP. Quy Nhơn